Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 1315/BGDĐT-GDTH ngày 16/4/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học; Công văn số 939/GD&ĐT-TH ngày 19/9/2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Lệ Thuỷ hướng dẫn kế hoạch sinh hoạt chuyên môn và hội đồng tư vấn cấp Tiểu học năm học 2024-2025. Thực hiện theo kế hoạch sinh hoạt chuyên môn tháng 10 của trường TH&THCS số 2 Trường Thủy, vào lúc 14h00 chiều ngày 22/10/2024, tổ 4-5 đã tổ chức chuyên đề “Tích hợp tài liệu giáo dục địa phương trong dạy học môn Âm nhạc lớp 5”. Cô Võ Thị Lan - GV Âm nhạc và các em học sinh lớp 5B đã thực hiện tiết dạy học minh họa cho chuyên đề.
Tiết học được xây dựng
với mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực người học, sử dụng linh hoạt các
hình thức dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tổ chức hoạt động
học tập phong phú về cả nội dung và hình thức. Học sinh được sử dụng các loại
nhạc cụ đa dạng. Thông qua tiết học, học sinh biết cùng
phối hợp thực hiện hòa tấu nhạc cụ giai điệu sáo ri-coóc-đơ; thực hiện được hòa
tấu 2 nhạc cụ trống con và song loan gõ đệm cho bài hát.
Dưới sự
hướng dẫn tích cực của giáo viên âm nhạc, các em học sinh đã được tham gia vào các trò chơi âm nhạc, các hoạt động
vận động cơ thể để góp phần đem lại sự hào hứng, tự tin, chủ động trong học
tập. Bên cạnh đó việc tích hợp tài liệu giáo dục địa phương vào hoạt động vận
dụng - sáng tạo cũng giúp cho học sinh biết được một số loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống ở tỉnh
Quảng Bình, biết được loại hình nghệ thuật nào ở tỉnh Quảng Bình đã được Bộ văn
hoá thể thao và du lịch công nhận là văn hoá phi vật thể quốc gia. Sưu
tầm được một số nhạc cụ truyền thống ở địa phương, có thể áp dụng được đệm hát
và chia sẻ với các bạn.
Ngoài
việc sưu tầm và làm quen với một số nhạc cụ truyền thống ở địa phương, học sinh
còn có thể áp dụng các kiến thức đã học vào việc đệm hát và chia sẻ với các
bạn. Chuyên đề này không chỉ giúp học sinh phát triển kỹ năng âm nhạc mà còn
tạo ra sự kết nối giữa các em với văn hóa quê hương.
Chuyên
đề “Tích
hợp tài liệu giáo dục địa phương trong dạy học Âm nhạc 5” đã thành công
rực rỡ, góp phần nâng cao nhận thức và tình yêu của học sinh đối với văn hóa
địa phương. Hoạt động này hy vọng sẽ tạo ra những động lực mới cho việc dạy và
học môn Âm nhạc, đồng thời khuyến khích giáo viên áp dụng các phương pháp dạy
học sáng tạo trong thời gian sắp tới.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG